Review Sách - Chí Phèo , tác phẩm kinh điển của nhà văn Nam Cao
Với câu nói “ Tao muốn
lương thiện, ai cho tao lương thiện” chắc hẳn đã quá đỗi quen thuộc đối với độc
giả, Tác phẩm Chí Phèo là một trong những tác phẩm xuất chuấn của văn họa Việt
Nam được nhiều người biết đến, với thế hệ 8x, 9x thì cũng không mấy xa lạ gì vì
tác phẩm nằm trong chương trình ngữ văn lớp 11 ( mình cũng không nhớ rõ lắm),
hiện nay mấy bạn 10x có còn học không thì mình ko chắc ( nhà không có em út nào
cả ^^)
Chí phèo là ai ? đó là một
tên say rượu suốt ngày, người ngợm lởm khởm, mặt đầy xẹo và hay thích đi ăn vạ,
bất cần đời. Nói chung lại Chí phèo là nhân vật tốt nhất không nên dây vào, vì
sao ? vì sợ nhất là thằng liều
Giá trị của tác phẩm chí
phèo nằm ở chỗ, tại sao lương thiện, cái tố chất luôn có sẵn trong mỗi còn người,
cái bình sinh vốn dĩ mà mỗi con người đều có thể tự chủ được nhưng chí phèo lại
không thể ? mà tại sao phải đòi, phải gào thẳng lên mặt bá kiến mà đòi ?
Hình tượng Chí Phèo Và Thị Nở trong phiên bản đie |
Tác giả Nam cao là một
nhà hiện thực với lối viết truyện sâu sắc, ông thích cái thực tại, thậm chí còn
phê phán và khinh thường những câu chuyện tình mơ mộng, hão huyền (cô gái nào
thích đọc ngôn tình mà lỡ làm cháu ông thì chắc khổ ^^). Cái hay của Nam cao
trong tác phẩm đó là vừa có thể phê phán những thối nát của xã hội phong kiến
lúc bấy giờ, vừa có thể xây dựng được hình tượng nhân vật đầy tính tượng trưng
có giá trị đến tận bây giờ và câu chuyện tình đầy ngắn ngủi giữa nàng kiều “Thị
Nở” và chàng từ hải “Chí Phèo”
Hình tượng chí phèo chính
là đại diện cho những nhân vật đang bế tắc dưới một xã hội phong kiến đầy bất
công của dân tộc, nơi mà quyền con người, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc bị xâm hại một cách tàn nhẫn. Nó khiến cho bất kỳ ai có lòng lương tri và
đồng cảm đều cảm thấy xót thương cho cái nhân vật chi phèo kia
"Chí Phèo" câu
chuyện đã làm nên tên tuổi của ông. "Chí Phèo" đã khái quát một hiện
tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước năm 1945, một bộ phận nông dân lao động
lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Như nhân vật Chí Phèo bị
oan và đẩy vào tù và trở thành người không ra người, ngợm không ra ngợm, xấu xí
cả về nhân cách lẫn ngoại hình.
Khi Chí Phèo đã hét lên
đi đòi nợ Bá Kiến, đó là khi hắn đã khát khao một cuộc sống bình thường, một cuộc
sống mà ngay khi gặp Thị Nở hắn nhớ đến. Đó là thời trẻ hắn cũng đã từng ước mơ
một gia đình êm ấm, chồng cày cấy vợ chăm nhà. Đây chính là giá trị không nhỏ
cho một bộ phận thanh niên Việt Nam, cũng chỉ mong muốn một cuộc sống bình thường,
có vợ sinh con, không có tinh thần cầu tiền nhưng ruốc cuộc chính lối suy nghĩ
đó đã biến bản thân trở thành một con người bình thường, hay thậm chí là quá đỗi
tầm thường, quanh quẩn bên bàn nhậu và mãi than trời về những mối lo cơm áo gạo
tiền
Điểm nhấn của tác phẩm đó
chính là rồi đến một ngày, Chí phèo cũng nhận ra và muốn một cuộc sống tốt hơn,
hạnh phúc hơn. Đây chính là sự mưa cầu hạnh phúc rất đỗi bình thương của con
người. Nhưng giờ đây, hắn lại trở nên thế này. Ngay cả Thị Nở, người phụ nữ xấu
nhất vùng cũng từ chối hắn. Cái xã hội mà ngay cả những ước mơ nhỏ bé của một đời
người cũng không thể thành hiện thực, cái ước mơ được yên ổn đó thôi cũng không
thể thì đó là một xã hội bất công và vô nhân đạo.
Chí Phèo là một tác phẩm
có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Sau đó, vì bị cự tuyệt
quyền làm người và nhận ra kẻ thù chính của cuộc đời mình là Bá Kiến, Chí Phèo
đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.
Cái chết của Chí Phèo rất
quan trọng, vì nó đã nói lên sự bế tắc của người nông dân bị tha hóa trong xã hội
u ắm, khiến chí rơi vào bước đường cùng. Khép lại "Chí Phèo" đã để lại
trong mình những bài học nhân sinh sâu sắc về quyền làm người và quyền sống.
Đoàn trên chắc chắn là những
gì mà thầy cô đã phân tích cho bạn khi đọc tác phẩm, bạn có thể đọc thuộc lòng,
nhớ từng chi tiết một của tác phẩm và hiểu được giá trị nhân vân sâu sắc mà tác
giả muốn truyền đạt trong tác phẩm nhưng vậy thôi thì chưa đủ, bạn chỉ thấy cảm
thương cho số phận của nhân vật thì cũng không giúp ích được gì cho bản thân
ngoài những cảm xúc đang ồ ạt kéo đến ngay lúc đọc. Mà cảm xúc, là thứ dễ đến
và cũng dễ đi nhất
Chí Phèo thời @ lại dễ tìm thấy nhất ở những bàn nhậu, tại sao ư ? đọc truyện đi bạn sẽ hiểu!!
Giá trị thực tại của tác
phẩm chí phèo có giá trị cho đến tận ngay này, trong cái xã hội hiện đại mà
chính bạn nghĩ những bất công, những thân phận quá khổ và hành động như Chí
Phèo ít nhiều cũng không còn nữa.
Hãy nhìn vào nhân vật chí
Phèo và suy nghĩ về những chí phèo thời 4.0 cùng mình nào:
- Một chí Phèo 4.0 đủ ăn, đủ mặc nhưng vẫn đi làm công hằng ngày cho ông chủ, thậm chí là ông chủ nước ngoài và nghĩ mình bịnh bốc lột sức lao động
- Một Chí Phèo 4.0 không việc làm, không tình yêu, nghèo và đổ lỗi cho số phận thay vì “Bá Kiến như xưa”
- Một chí phèo 4.0 ăn nhậu, say xỉn, không tình yêu và bế tắc. Khi bế tắc lại càng nhậu, lại càng sa đọa và không có cách nào rút ra được cái vòng luẩn quẩn đó. Trong khi chí phèo “công nghệ 00 có^^” thì một cái kết đầy tiêu cực, kết liễu cuộc đời của mình và đối tượng
Đọc xong
không có nghĩa là biết, biết không phải là hiểu, Hãy đặt bản thân vào câu chuyện
để cảm nhận !
Review Sách - Chí Phèo , tác phẩm kinh điển của nhà văn Nam Cao
Reviewed by Sách Kỹ năng
on
December 05, 2018
Rating:
No comments: